Năm kiểu Scrum phổ biến

ap-dung-scrumDo Scrum là phương pháp quản lí có tính thích ứng cao, nên có bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu kiểu vận dụng. Nhưng với người mới lần đầu làm quen với Scrum thì câu hỏi thường trực vẫn là “dùng Scrum kiểu gì cho đỡ rủi ro mà hiệu quả nhất?”. Chúng ta thử điểm ra năm kiểu mẫu áp dụng Scrum mà Ken Schwaber và Jeff Sutherland hướng dẫn trong cuốn sách của hai ông “Software in 30 days”.

1. Chơi cho biết, thiệt hại gì

Cách dễ nhất và ít thiệt hại nhất luôn là thử nghiệm (pilot, experimentation). Bạn nên dành thời gian để thử cái mới. Cái mất đáng kể nhất thường chỉ là thời gian (ngắn). Nhưng bù lại thì được:

  • Biết Scrum là gì?
  • Nó chạy như thế nào \ Hỏng như thế nào?
  • Mình có dùng được không?

Cách làm rất giản tiện: Chỉ cần lập ra một đội vài người, rủ nhau đọc Căn bản Scrum (Scrum Primer), thảo luận một buổi, chọn lấy một vấn đề (tiểu dự án) nho nhỏ rồi “chiến” luôn không cần đợi. Để thử thì chỉ cần một hai tuần là quá đủ; có nhóm thậm chí chỉ cần bốn ngày cho một mini-sprint duy nhất trước khi làm thật. Thử xong, ngồi lại và xem xét đã học được gì, trả lời cho các câu hỏi bên trên, thế là xong.

2. Đánh nhanh thắng nhanh

Nhiều khi có nhóm chỉ có một hai tháng để làm dự án, không đủ thời gian để đầu tư nhiều cho học tập dài hơi, đào tạo chính quy hay thử nghiệm lòng vòng. Trong trường hợp này, nhóm cần các Quick-wins thay vì chiến lược bài bản. Mục tiêu lớn nhất: Hiệu quả hơn.
Có thể làm thế này:

  • Cần một người đã có chút kinh nghiệm làm Scrum, hoặc đã được đào tạo bài bản. Người này sẽ đóng vai trò ScrumMaster.
  • ScrumMaster tổ chức cho cả nhóm cùng đọc nhanh Scrum Primer và thảo luận để hiểu thật kĩ Scrum.
  • ScrumMaster cùng nhóm thiết kế một quy trình Scrum giản tiện theo lối tập trung vào các kĩ thuật đặc thù và hữu dụng để thực hành. Ví dụ: thiết kế lấy một bảng công việc (Kanban board), thực hành Scrum Hằng ngàyCải tiến Sprint. Tạm thời quên đi các phần kĩ năng nâng cao như Agile Estimation, TDD, Refactoring…. Định nghĩa Hoàn thành cố gắng đơn giản nhất có thể, ít thay đổi tiêu chuẩn so với trước.
  • Tuân thủ nguyên tắc Sprint ngắn, không nhất thiết phải quá chặt chẽ quy tắc “Potentially Shippable” trong một hai Sprint đầu.
  • Có đánh giá lại thường xuyên những gì đang diễn ra. Hằng ngày, thay vì để cuối Sprint (và, vẫn duy trì Retrospective cuối Sprint).
Khoá Học Pragmatic Scrum

Khoá Học Pragmatic Scrum

3. Một nước hai chế độ

Cái này thì theo sách mà làm: tổ chức một cái Factory cho khu vực sản xuất, chọn nhân sự phù hợp Scrum để gửi vào đó. Bước tiếp theo là triển khai một kế hoạch áp dụng Scrum bài bản: Đào tạo, huấn luyện, phân rõ vai trò, môi trường làm việc phù hợp Scrum, triển khai Scrum đầy đủ.

Ngoài khu vực Factory, mọi chuyện vẫn diễn ra theo cách bình thường.
Có thể các nhóm khác vẫn làm việc như cũ. Vận hành kiểu “một đất nước hai chế độ”.

4. Scrum như là động cơ lõi

Nếu điều kiện cho phép (đủ quyết tâm, đủ chuyên gia, đủ nguồn lực, và lãnh đạo đủ “máu”, v.v.) thì tổ chức của bạn có thể học theo Saleforce.com hay Microsoft để kéo “cả làng” làm Scrum.

Theo cách này, công ty cần thành lập một Transformation Team với đầy đủ thành phần quan trọng: Chuyên gia Scrum, lãnh đạo cấp cao, những hạt nhân của các đội phát triển; lập chiến lược với mục tiêu rõ ràng cho việc áp dụng đại trà Scrum; xây dựng kế hoạch chuyển đổi dài hơi, chi tiết và thực thi hiệu quả cho việc áp dụng Scrum.

Việc này có thể mất hai ba tháng cho chuẩn bị, vài tháng “dò đường và điều chỉnh”, và vài năm để trưởng thành thực sự.

5. Văn hóa Scrum ở mọi nơi

Đây là cách bạn sẽ chọn để người người dùng Scrum, đội đội dùng Scrum, phòng phòng dùng Scrum. Bạn làm việc Scrum, “ăn ngủ với Scrum”, ở mọi ngóc ngách của tổ chức.

Scrum trở thành văn hóa của cả tổ chức; tạo thành cái hồn, thành nếp sống. Khi đó, không cần tới sổ tay hướng dẫn nào cả, chẳng cần phải nhắc lại Scrum Guide nào hết; người mới được quẳng vào làm việc là sẽ phải hít thở không khí Scrum, không cần gì thêm.

Nếu công ty bạn nhỏ và gần như đang bắt đầu gây dựng văn hóa doanh nghiệp, dường như bạn sẽ dễ tiếp cận kiểu này hơn. Còn nếu tổ chức bạn lớn, có thể bạn sẽ phải quay trở lại kiểu số 4 hoặc các kiểu bên trên để tránh rủi ro.

Đây là “cảnh giới” cuối cùng của một “Văn hóa Scrum”, bạn sẽ không bao giờ biết được cho tới khi bạn đạt được “cảnh giới” này. Nếu chưa tự tin với năng lực Scrum của mình, bạn có thể nhờ các đơn vị tư vấn và đào tạo Agile/Scrum trợ giúp.

Dương Trọng Tấn.

pragmatic-scrum-sep2016

phản hồi