Lãnh đạo hiệu quả trong hoàn cảnh hỗn loạn và bất ổn

Lần đầu tiên hành quân đến Iraq của tôi thực sự không hơn gì một cuộc du lịch “quá giang” xuất phát từ Kuwait. Lần thứ hai thì khá hơn, tôi đến với tư cách là tư lệnh của một đoàn quân được trang bị đầy đủ. Nhưng chỉ sau một tháng, chương trình huấn luyện bài bản và khắc nghiệt về cả “trái tim và trí não” dành cho nhiệm vụ của của tôi dần trở nên hoàn toàn vô dụng. Theo thời gian, kẻ thù của chúng tôi thì biết cách thích nghi còn môi trường xung quanh chúng tôi thì thay đổi. Sự hỗn loạn ngự trị mỗi ngày nơi đây. Là một chỉ huy trung đội bộ binh, tôi đã phải làm mọi việc từ nhiệm vụ quan sát và phản phục kích cho đến tuyển chọn binh lính Iraq vào chức vụ cảnh trưởng để giải cứu các phương tiện không người lái (UAVs).

Dù trải qua tất cả những khó khăn trên, tôi, giống như hàng ngàn các sĩ quan trẻ khác ở trong tình huống tương tự, vẫn phải dẫn dắt quân của mình một cách tài tình nhất. Chúng tôi luôn phải ý thức rằng mạng sống của họ và thậm chí của cả những người dân Iraq phụ thuộc vào quyết định của mình. Mặc dù tôi không thể đưa cho các bạn những công thức tuyệt đối để trở thành chỉ huy thành công, tôi sẽ chia sẻ một vài bài học xương máu mà tôi đúc kết, những bài học mà tôi hi vọng sẽ giúp bạn có thêm chỉ dẫn để có thể lãnh đạo một cách hiệu quả trong hoàn cảnh hỗn loạn và bất ổn.

Nguồn: https://positivepsychologynews.com/news/dave-shearon/200905172044

1. Luôn chịu trách nhiệm

Nếu bạn có một nhiệm vụ cần hoàn thành, thì bạn phải bằng mọi giá hoàn thành nó mặc cho nguồn lực thiếu thốn hay chưa bao giờ bạn được dạy qua về điều này. Nếu bạn là người chỉ huy nhiệm vụ, bạn phải ngay lập tức nắm quyền kiểm soát và chuẩn bị chấp nhận thử thách đang chờ đợi cũng như những hậu quả xảy ra khi nhiệm vụ thất bại. Sẽ dễ dàng lãnh đạo hơn khi bạn đã sẵn sàng tinh thần để chịu toàn bộ trách nhiệm – đồng nghĩa với việc không bao biện vì bất cứ lý do gì dù kết quả ra sao.

2. Ưu tiên hành động

Trong những tình huống linh động, việc trì hoãn quyết định của bạn để chờ đợi thông tin bổ sung hay một kế hoạch hoàn hảo sẽ dẫn đến sự thất bại. Thường thì, việc chần chừ khi không chắc chắn sẽ dẫn đến việc đối thủ của bạn hay hoàn cảnh xung quanh có quyền quyết định thay cho bạn. Một chỉ huy với sự thiếu quyết đoán sẽ chỉ đánh mất sự tín nhiệm của nhóm mà thôi.

3. Tận tụy và biết quan tâm

Trong hoàn cảnh nguy hiểm luôn rình rập mạng sống, một người chỉ huy tận tụy hết mình vì đội là hình mẫu chỉ huy duy nhất có thể truyền cảm hứng và động lực. Khi bạn tận tâm phục vụ đội, bạn đã thể hiện mình là người luôn đặt lợi ích của người khác lên trước bản thân. Để làm được điều này, bạn luôn cần để ý từ những điều nhỏ nhặt nhất đến những điều lớn hơn. Chỉ một hành động đơn giản như thường xuyên gọi điện về nhà nhiều hơn cả lính của mình sẽ khiến tất cả những hành động vị tha của bạn trong chiến trận thành vô nghĩa. Và sau khi đã nói và làm tất cả những điều trên, phong cách lãnh đạo còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm khắc của bạn, và thường thì việc nghiêm khắc quá sẽ không có tác dụng tốt trong môi trường chiến đấu khốc liệt.

4. Luôn giữ bình tĩnh

Một phút lỡ lời, một câu nhận xét vô căn cứ, hay một cơn giận bất chợt không cần thiết có thể phá hủy danh tiếng của bạn mãi mãi. Mặc cho hoàn cảnh có hiểm nghèo và hỗn loạn ra sao, đội của bạn vẫn có thể vượt qua nếu họ biết rằng họ có một chỉ huy vững vàng, là tấm gương để họ noi theo.

Chắc chắn còn rất nhiều ý tưởng tuyệt vời nữa để bổ sung vào danh sách này. Song hi vọng rằng bốn nguyên tắc trên có thể giúp các chỉ huy trẻ có thể đạt được cũng như giữ vững sự tôn trọng từ đội của mình, kể cả trong hoàn cảnh bất ổn, ngặt nghèo về nguồn lực, nơi những huấn luyện bài bản trước đây trở nên vô nghĩa.

Donovan Campbell đã từng phục vụ như Sĩ quan bộ binh thủy quân lục chiến, Sĩ quan tình báo và chỉ huy trung đội bắn tỉa, tham gia 2 chiến dịch ở Iraq và một năm đóng quân tại Afghanistan. Cuốn sách của ông, có tựa đề là “Joker One: Câu chuyện về lòng dũng cảm, tinh thần lãnh đạo và tình đồng đội của một trung đội hải quân”, sẽ được xuất bản vào tháng ba tới.

Đây là bài viết thứ ba trong tuyển tập về “Chỉ huy ở tuyến đầu”, bàn về những điều mà các nhà lãnh đạo kinh tế có thể học tập từ nghệ thuật quân sự ngày nay.

Tác giả: Donovan Campbell

Nguồn: https://hbr.org/2009/02/leading-effectively-in-chaos-a.html

phản hồi