I. GIỚI THIỆU
Khi một nhân viên của Google trở thành nhà quản lý, đây có thể là lần đầu tiên họ được quản lý người khác một cách chuyên nghiệp. Vì họ có rất nhiều điều cần học, Google đã cung cấp cho các nhà quản lý mới một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ, những nguồn lực về quản lý và cả các chương trình học tập nhằm giúp đỡ họ.
Google thường đào tạo những người quản lý mới sau khi họ đã bắt đầu công việc của mình thường từ 45 đến 90 ngày. Mặc dù nếu xét về mặt cảm tính, sẽ hợp lý hơn khi bạn chuẩn bị cho một người những kiến thức cần thiết trước khi bắt đầu công việc.
Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đã nhận thấy những người quản lý sẽ dễ tiếp thu nhất sau khi họ đã có một khoảng thời gian làm việc với vai trò mới và đã có một số kinh nghiệm để đối chiếu.
II. CÔNG CỤ: CÙNG XEM CÁCH GOOGLE ĐÀO TẠO QUẢN LÝ MỚI
Tài liệu đào tạo quản lý mới của Google đã được sử dụng để đào tạo hàng ngàn quản lý Googler trên toàn thế giới.
Các tài liệu này đã được hợp nhất và điều chỉnh từ các tài nguyên dùng để phát triển quản lý nội bộ của Google. Chúng đã được chia sẻ ở đây dưới dạng Google Documents. Để tùy chỉnh và chỉnh sửa tài liệu, khi xem một trong các tài liệu, nhấp vào “File”, sau đó chọn “Make a copy” để tạo phiên bản tài liệu có thể chỉnh sửa của riêng bạn.
Hướng dẫn đào tạo tân quản lý
Bạn nên bắt đầu từ đây. Hướng dẫn này bao gồm các ghi chú dạng hội thoại và bối cảnh để chạy chương trình đào tạo quản lý mới này.
Slides đào tạo tân quản lý
Đây là các slide sẽ được hiển thị trong phiên đào tạo người quản lý. Các ghi chú của diễn giả KHÔNG có trong tài liệu này – các ghi chú nằm trong tài liệu người hướng dẫn.
Workbook của tân quản lý hay học viên
Đây là sách bài tập của học viên được chia sẻ với trong buổi đào tạo quản lý.
III. HỖ TRỢ QUẢN LÝ CỦA BẠN
Nghiên cứu Oxygen Project đã chỉ ra rằng việc quản lý hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích to lớn. Quản lý là một kỹ năng có thể học và cải thiện theo thời gian với sự kiên nhẫn và thực hành chăm chỉ.
Dưới đây là một số mẹo Google chia sẻ với những quản lý tương lai:
- Chọn một hoặc hai thói quen để phát triển. Bạn cần hướng dẫn các nhà quản lý của mình cách chọn lựa sao cho thật thực tế về những gì họ có thể phát triển. Bạn nên khuyến khích họ chỉ tập trung vào một hoặc hai thói quen mà thôi.
- Hỏi đội mà họ quản lý. Nếu các nhà quản lý không biết những hành vi nào sẽ có tác động lớn nhất đối với nhóm của mình, hãy đề nghị họ hỏi chính các thành viên trong nhóm. Điều này giúp họ nhận ra những gì quan trọng nhất đối với các thành viên của mình đồng thời cho nhóm thấy rằng phản hồi của họ được lắng nghe và được sử dụng.
- Hãy là một hình mẫu về sự tự cải thiện. Các nhà quản lý nên tập trung vào việc liên tục phát triển bản thân và trở thành một tấm gương cho các thành viên trong nhóm.
IV. TRÁNH NHỮNG CẠM BẪY
Từ nghiên cứu Oxygen Project, nhóm nghiên cứu đã xác định ba cạm bẫy trong việc quản lý, hoặc có thể gọi là những tình huống mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng đã phải vật lộn, kèm theo là các mẹo chúng tôi sử dụng để giảm thiểu chúng.
Khi người quản lý gặp một quá trình chuyển đổi khó khăn hoặc đột ngột (ví dụ: nhanh chóng được thăng chức hoặc được thuê từ bên ngoài mà không cần đào tạo nhiều)
- Mẹo: Hướng dẫn cho tân quản lý cách chuyển đổi từ một cá nhân có đóng góp sang vai trò quản lý đồng thời giúp đỡ họ trong việc lãnh đạo người khác.
- Mẹo: Phát triển các hỗ trợ cho tân quản lý của bạn bằng cách tập trung họ vào việc tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp và những kì vọng của bạn đối với việc quản lý sao cho thành công.
Khi người quản lý thiếu cách tiếp cận nhất quán trong việc quản lý hiệu suất và phát triển sự nghiệp
- Mẹo: Khuyến khích các nhà quản lý tổ chức các cuộc họp 1:1 và các cuộc trò chuyện định hướng phát triển sự nghiệp với tất cả các thành viên trong nhóm của họ, không chỉ với những người có thành tích cao hay thấp.
Khi người quản lý dành quá ít thời gian cho việc quản lý và giao tiếp
- Mẹo: Hãy cho họ thấy tầm quan trọng của công việc quản lý. Công nhận và tôn vinh những người quản lý tuyệt vời, nhìn nhận họ như những hình mẫu và những giáo viên.
V. XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG QUẢN LÝ
Google đã xây dựng một cộng đồng những quản lý ngang hàng nhằm giúp họ có thể học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài cộng đồng các quản lý chính thức, họ còn có một cộng đồng khác gồm những thành viên không chính thức nhưng vẫn sở hữu quyền tự quyết. Cả hai cộng đồng này đều là những diễn đàn tuyệt vời dành cho các quản lý, nơi họ có thể đặt câu hỏi, xin lời khuyên, thậm chí là “trách mắng” các đồng nghiệp của họ.
Dưới đây là một số ý tưởng về cộng đồng quản lý đã có tác dụng ở Google:
- Một danh sách mail của các quản lý: Hãy tạo ra một danh sách các email của các quản lý. Tại đây họ có thể tham gia và thảo luận về cách quản lý làm sao cho hiệu quả. Họ có thể trao đổi mọi thứ từ những cuộc nói chuyện 1:1 để hỗ trợ các thành viên trong nhóm, đến các chính sách báo cáo chi phí. Đội ngũ điều hành cấp cao chỉ nên tham gia vào cuộc trò chuyện khi có một câu hỏi liên quan trực tiếp đến họ, còn không thì phần lớn câu hỏi của mọi người sẽ được chính đồng nghiệp cùng cấp của họ trả lời.
- Một diễn đàn không chính thức để chia sẻ ý tưởng: Từ những bữa trưa đến những giờ nghỉ, Google tạo ra rất nhiều diễn đàn để các nhà quản lý có thể chia sẻ và thậm chí thách thức lẫn nhau.
- Các event về nâng cao chất lượng quản lý: Nếu các quản lý của bạn nằm trên các vị trí địa lý khác nhau, việc tập trung họ thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả đáng kể. Đây có thể là một phần của các kế hoạch “tập trung” (ví dụ như qua các buổi hội nghị, các sự kiện mang tính địa phương…). Bạn nên sắp xếp một số buổi gặp mặt riêng để có thể xây dựng cộng đồng quản lý lớn mạnh. Google thường xuyên tập hợp các quản lý của họ lại nhằm chia sẻ những cách thức làm việc hiệu quả nhất, những mạng lưới tốt nhất, và giúp họ tham gia vào các khóa đào tạo.