Lợi ích của Kanban – một khung quản trị dự án Agile

Phương pháp quản trị Agile không chỉ có Scrum và Lean. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử, các nguyên lý nền tảng và các lợi ích của Kanban, một khung quản trị dự án Agile.

Kanban-quantriduan

Bảng Kanban

Kanban, trong tiếng Nhật nghĩa là bảng/bảng thông báo, là một khung làm việc Agile phổ biến được nhiều nhóm dự án dùng trong phát triển phần mềm. Kanban dùng các bảng hoặc thẻ để trực quan hóa trạng thái công việc giúp nhóm nhanh chóng và dễ dàng thấy được việc gì cần làm, việc gì đang làm, việc gì đã làm xong. Công việc được hiển thị một cách trực quan trên các thẻ giúp đơn giản hóa khối lượng và tiến độ công việc cho các nhóm phát triển phần mềm. Những thẻ này đóng vai trò kích hoạt cho bước tiếp theo.

Trong phát triển phần mềm, bảng Kanban có thể gồm các cột thể hiện các loại công việc: cần làm, đang phát triển, đang kiểm thử, và đã hoàn hành. Số cột và nội dung từng cột tùy thuộc vào ngành nghề, loại dự án, tính chất sản phẩm.

Lịch sử của khung làm việc Kanban

Kanban được khám phá ra vào những năm 1940 bởi một kĩ sư công nghiệp tại Toyota có tên Taiichi Ohno trong quá trình tìm cách cải tiến hiệu suất trong quy trình sản xuất.

Kanban lần đầu được định hình nhờ một hệ thống bổ sung hàng ở siêu thị có thể theo dõi mức tồn kho rồi so sánh với quy luật mua sắm của khách hàng, chỉ đặt hàng khi trong kho thiếu hàng. Hệ thống này giúp giảm thiểu hàng tồn kho và được gọi là hàng tồn kho JIT (just-in-time – chỉ khi cần). Ngày nay nó được sử dụng bởi nhiều công ty bán lẻ và nhà sản xuất trong đó có cả Walmart.

Những nguyên lý nền tảng của Kanban

  • Trực quan hóa công việc và luồng công việc
  • Giới hạn lượng công việc đang làm (Limit WIP)
  • Cần chú trọng vào luồng công việc
  • Cần chú trọng vào cải tiến liên tục
  • Không sản phẩm nào có bất kỳ lỗi nào.

Lợi ích của Kanban

  • Bởi vì Kanban chú trọng việc cải tiến liên tục, nhóm luôn có thể đạt được chất lượng cao.
  • Nhờ chú trọng cải tiến liên tục, năng suất và hiệu suất dễ dàng tăng trong khi giảm thiểu những lãng phí không cần thiết về mặt thời gian và các nguồn lực khác.
  • Nhóm dễ hoàn thành mục tiêu hơn nhờ tính chất trực quan của bảng/thẻ Kanban.
  • Lợi ích tuyệt vời nhất của Kanban đó là giúp khách hàng có được một sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao với giá thấp nhờ giảm được lãng phí.

Ai dùng Kanban?

Kanban có nhiều cách dùng, được dùng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề, không chỉ giới hạn trong các ngành dưới đây:

  • Công nghệ thông tin
  • Phát triển phần mềm và trò chơi điện tử
  • Sản xuất tinh gọn
  • Truyền thông
  • Cung cấp dịch vụ
  • Tài chính
  • Bất động sản

Tương lai của Kanban

Khung làm việc Kanban được yêu thích trong rất nhiều ngành nghề bởi mô hình đơn giản giúp cải tiến liên tục. Với rất nhiều lợi ích mà không phải tuân theo qui trình cứng nhắc hay những chỉ dẫn về nhóm chính thức, Kanban có thể tồn tại lâu hơn nhiều khung làm việc khác. Kanban là một phương pháp quản trị dự án Agile đã được thử thách qua thời gian và chứng tỏ rằng đôi khi đơn giản thực sự là tốt nhất.

Nguồn: TechRepublic

Người dịch: Nguyễn Trung Tuyến

[ms_section background_color=”#ccc” background_image=”” background_repeat=”repeat” background_position=”top left” background_parallax=”no” border_size=”” border_color=”” border_style=”none” padding_top=”20px” padding_bottom=”10px” padding_left=”10px” padding_right=”10px” contents_in_container=”no” top_separator=”” bottom_separator=”” class=”” id=””][ms_row][ms_column style=”1/2″ class=”no-margin”][/ms_column][ms_column style=”1/2″ class=”no-margin” id=””][/ms_column]
[/ms_row]
[/ms_section]

[sharify] [vivafbcomment]