Một trong những hiểu lầm thường xuyên lặp lại về Scrum mà tôi thấy trong các buổi huấn luyện của mình đó là việc người dùng nghĩ rằng không có lập kế hoạch trong Scrum. Thật không may, hiểu lầm này có thể dẫn tới hai hậu quả tiêu cực dưới đây:
- Những người phụ trách các vị trí quản lý ngân sách, sản phẩm, bán hàng hay marketing sẽ không sẵn sàng thử nghiệm Scrum.
- Nhóm Scrum có thể không tận dụng được hiệu quả khi sử dụng Scrum
Trong thực tế, chúng ta lập kế hoạch RẤT NHIỀU trong Scrum
Chúng ta chỉ thực hiện việc này khác đi để tối đa hoá hiệu quả.
Trong Scrum, chúng ta tập trung vào hành động lên kế hoạch hơn là bản thân kế hoạch.
Chúng ta biết rằng kế hoạch sẽ thay đổi. Và đó chính là lối tư duy theo đuổi giá trị Agile về việc liên tục thích nghi với các thay đổi hơn là bám sát một kế hoạch.
Trong Scrum, lập kế hoạch là một hoạt động cộng tác.
Một Sprint thường phải bắt đầu bằng Lập kế hoạch Sprint với sự tham gia của toàn bộ Nhóm Scrum. Lập kế hoạch Sprint giống như một cuộc đàm phán hợp tác nhằm đạt được một kết quả có giá trị. Nhóm Phát triển tạo ra Sprint Backlog trong buổi họp này để xác định những việc cần hoàn thành và một kế hoạch cởi mở cho các kết quả có giá trị.
Scrum Hằng ngày là một hoạt động lên kế hoạch cộng tác cho Nhóm Phát triển để giám sát quy trình và điều chỉnh kế hoạch nhằm đạt được Mục tiêu Sprint.
Sơ kết Sprint là một phiên cộng tác nhằm thu thập các thông tin đầu vào cần thiết cho buổi Lập kế hoạch Sprint tiếp theo.
Cải tiến Sprint là một hoạt động hợp tác nhằm tạo ra và chuẩn bị cho các phát triển liên tục.
Trong Scrum, người thực hiện công việc cũng chính là người lập kế hoạch.
Nhóm Phát triển sở hữu Sprint Backlog. Họ tạo ra nó và họ cũng có thể điều chỉnh nó. Tính sở hữu này đồng nghĩa với việc kế hoạch sẽ phản ánh tình trạng thực thế với sự kết hợp chặt chẽ của những thông tin đầu vào từ những người giỏi nhất. Đối với các kế hoạch ban đầu nhằm mục đích đự đoán là chính, toàn bộ Nhóm Scrum phải cùng nhau phối hợp thực hiện bởi đây là trách nhiệm riêng của các vai trò trong Scrum.
Lập kế hoạch trong Scrum là một phần của mọi Sự kiện.
Trong tất cả các Sự kiện, chúng ta đều cần phải thực hiện việc giám sát/thanh tra và thích nghi. Đó là một phần của việc lập kế hoạch. Nếu chúng ta không thấy sự thích nghi xảy ra trong một Sự kiện Scrum, thì đó là lúc tìm hiểu lại về mục đích của các Sự kiện.
Chúng ta cũng cần phải nhớ, Khung làm việc Scrum chỉ là một khung làm việc. Nó khuyến khích các Nhóm Scrum áp dụng các phương pháp bổ sung khi cần trợ giúp trong lúc lập kế hoạch, bao gồm Lập kế hoạch phát hành sản phẩm và các kĩ thuật làm mịn Product Backlog. Các thành viên của nhóm chọn cách thực hiện công việc của họ và tạo ra những cuộc thảo luận về việc lập kế hoạch trong suốt Sprint.
Trong Scrum, cách lập kế hoạch giảm thiểu sự lãng phí.
Một kế hoạch sẽ trở thành quá khứ chỉ một phút ngay sau khi bạn thảo luận chúng. Do vậy, chúng ta cần giữ kế hoạch đơn giản, dễ dàng bổ sung/cập nhật. Có một vài cách giảm thiểu sự lãng phí liên quan tới lập kế hoạch bao gồm:
- Tối thiểu thời gian cho việc phân tích những việc sẽ không bao giờ xảy ra. Những việc càng ở tương lai xa hoặc đang ở phía cuối của danh sách các công việc ưu tiên thì càng cần ít thời gian hơn để thực hiện chi tiết.
- Giảm thiểu thời gian phân tích độ hoàn hảo bất khả thi. Sẽ có những thời điểm chúng ta nhận rằng việc thực hiện chính xác một việc sẽ không giúp chúng ta giảm thời gian cần thiết. Chúng ta cần chấp nhận thực tế rằng bản chất khó lường và phức tạp của môi trường phát triển phần mềm khiến việc lên một kế hoạch hoàn hảo là không khả thi.
- Tạo ra các nhận xét/đánh giá ý nghĩa ở tất cả các cuộc họp lập kế hoạch. Bằng cách thực hiện điều này với việc tạo ra các phần mềm, chúng ta học được các thông tin giá trị nhất hỗ trợ cho việc thích ứng với các kế hoạch.
Trong Scrum, chúng ta vẫn nhận thức được tính khó lường trong phát triển phần mềm.
Bằng cách chấp nhận thực tế này, chúng ta có thể minh bạc về quy trình hiện tại, và những ngày hoàn thành. Việc minh bạch giúp ta xây dựng lòng tin và tạo điều kiện để sử dụng phát triển kinh doanh linh hoạt, đưa ra các quyết định khó khăn và làm việc chuyên nghiệp.
Tóm lại, việc lập kế hoạch hiệu quả là một phần quan trọng của Scrum. Tôi có kinh nghiệm làm việc ở hai vị trí, một là Project Management Professional (PMP) tại một mội trường truyền thống, hai là Professional ScrumMaster (PSM) và Huấn luyện viên tại một môi trường Agile. Tôi nhận ra rằng khi chúng ta thực hiện tốt Scrum, việc Lập kế hoạch trong Scrum hiệu quả hơn.
Nguồn: medium.com