Sự nghiệp Agile có phù hợp với bạn không? 7 phẩm chất nổi trội bạn cần có

Vậy là bạn đang nghĩ về con đường sự nghiệp của mình trong lĩnh vực Agile, nhưng đang do dự về việc nó có phù hợp với mình hay không? Làm sao để một vị trí trong nhóm Agile thực sự khác biệt so với bất cứ vị trí nào khác?

Tư duy Agile có nhiều lợi ích nhưng nó không dành cho tất cả mọi người. Dưới đây là 7 lưu ý quan trọng khi bạn tìm kiếm vị trí cho mình.

Agile-or-not-agile

#1 Các giá trị được chia sẻ

Khi bạn làm việc với người khác trong cộng đồng Agile, bạn chia sẻ một bộ giá trị cốt lõi với họ. Hệ tư tưởng chung này thường khiến cho các Agilist (người làm Agile) cộng tác tốt với nhau trong công việc. Những người làm Agile sẽ:

  • Agile đặt khách hàng ở vị trí ưu tiên cao nhất để nỗ lực làm cho họ thỏa mãn. Nếu bạn là người muốn tạo ra những thứ tuyệt vời đem lại giá trị cho khách hàng, Agile là một lựa chọn phù hợp.
  • Cộng tác cũng là giá trị được những người thực hành Agile đánh giá cao. Nếu bạn là người thích làm việc độc lập, khung làm việc này có thể điều chỉnh sự nhạy cảm đó của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thích làm việc nhóm và muốn giảm bớt hệ thống cấp bậc trong các tổ chức, bạn sẽ thấy rất hài lòng với một vai trò trong Agile.
  • Giao tiếp để đổi mới nên nếu bạn là người thích giao tiếp trực diện và thích giải quyết vấn đề bạn đã đến đúng chỗ rồi. Còn nếu bạn thích ngồi sau bàn làm việc và chờ ai đó tới nói cho bạn những gì phải làm, thì Agile không là lựa chọn cho bạn đâu.
  • Hành động dựa trên các phản hồi nhanh. Bạn là người thích cải tiến liên tục và luôn lắng nghe các phản hồi chứ? Nếu vậy, bạn đang suy nghĩ như một Agilist. Nếu bạn thích làm mọi thứ theo kiểu chúng luôn được làm như vậy, thì con đường sự nghiệp với một nhóm Agile là không phù hợp với bạn đâu.
  • Bạn cũng sẽ tìm thấy sự tương đồng giữa các giá trị Agile với giá trị của Scrum là tập trung (focus), dũng cảm (courage), cởi mở (openness), cam kết (commitment) và tôn trọng (respect). Các Agilist cảm thấy vững tin khi làm việc theo Scrum.

#2 Sáng tạo

Các khung làm việc (framework) Agile được thiết kế cho những người sáng tạo, ưa thích liên tục cải tiến. Không có vấn đề gì với vai trò của bạn, toàn bộ Agile là giải quyết vấn đề sáng tạo. Bạn sẽ không ngừng nỗ lực để tìm ra các cách làm việc mới và tạo ra một sản phẩm tốt hơn. Nếu bạn không thích làm việc thông qua việc phát triển một sản phẩm sáng tạo, bạn có thể sẽ muốn tư duy toàn bộ điều này bằng Agile.

#3 Trao quyền

Bạn có đang chán ngấy việc người khác bảo bạn phải làm gì và làm thế nào? Khi đó bạn sẽ thích cách làm việc trong Agile. Hầu hết các tổ chức Agile tin rằng nhóm làm những thứ đúng đắn, và họ trao quyền cho tất cả các thành viên nhóm (không có cấp quản lý) ra những quyết định quan trọng.

Một nghiên cứu Tháng 4/2014 được tiến hành bởi Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (American Psychological Association) với 1,562 người (lớn) đã thấy rằng khi nhân viên nhận thấy họ được nhà quản lý coi trọng:

  • 92% cảm thấy hài lòng với vai trò của mình.
  • 91% nói rằng họ được động viên để làm tốt nhất công việc của mình.

#4 Phát triển cá nhân

Trong Agile, sự minh bạch là rất quan trọng. Bạn cần sẵn sàng cho người khác thấy công việc của mình ở tất cả các mốc trong tiến trình, thậm chí ngay cả khi nó chưa xong. Nếu bạn là một “cuốn sách mở”, bạn sẽ phát triển tốt với một vai trò Agile. Agile là rất tuyệt để bạn có được các thành viên nhóm nói với bạn những điểm cần cải tiến và giúp bạn đạt được điều đó.

#5 Mạng lưới chuyên gia

Cộng đồng Agile không chỉ rất tích cực, mà còn đầy sự trợ giúp. Hầu hết các nhà thực hành đều chia sẻ chung nhiệm vụ “Transforming the World of Work” của Scrum Alliance và sẽ đặt điều đó lên trên hết.

Ngoài ra, có rất nhiều sách, blog, nhóm người dùng (user group), hội thảo và thảo luận hợp tác được tổ chức trực tuyến và gặp mặt trực tiếp. Những điều này sẽ giúp bạn kết nối với các nhà thực hành Agile khác.

#6 Nhiều tiền hơn

Ai chẳng thích nhiều tiền hơn nhỉ? Khi là một người hành nghề Agile chuyên nghiệp, bạn có thể phải theo đuổi các chứng chỉ như chứng chỉ CSM (Certified ScrumMaster). CSM là một chứng chỉ có uy tín và đang có nhu cầu cao. Khi ngày càng có nhiều công ty chuyển đổi sang Agile, nhu cầu đó sẽ tiếp tục tăng lên.

Trên thực tế, mức lương trung bình hằng năm của ScrumMaster ở Mỹ là 103,000 USD so với mức 89,000 USD của PM (Project Manager).

#7 Sự hạnh phúc

Theo happinesswork.com, hạnh phúc là một chất xúc tác đối với sự thay đổi văn hóa tổ chức, “Hạnh phúc là một đầu tư đáng giá. Bằng chứng thuyết phục hàng thập kỷ qua cho thấy rằng, việc cải thiện hạnh phúc tại nơi làm việc mang lại sự gia tăng rõ rệt về lợi nhuận, năng suất và sáng tạo, đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí. Nhân viên hanh phúc hơn sẽ khỏe mạnh hơn, làm việc nhóm hiệu quả hơn, và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Doanh nghiệp hạnh phúc hơn thu hút nhân tài, và có khả năng giữ chân những nhân viên tốt nhất ở lại với mình.”

Happinessworks.com còn cho rằng hạnh phúc khiến gia tăng 30% năng suất, duy trì hơn 54% đội ngũ nhân viên và gia tăng sự sáng tạo lên gấp 3 lần.

Trong Agile, chúng ta coi hạnh phúc của các thành viên trong nhóm và cả nhóm là một. Thực tế, một trong những công việc lớn nhất của một ScrumMaster là đảm bảo nhóm luôn hạnh phúc.

Nếu bạn muốn làm ra những sản phẩm tuyệt vời, cộng tác với một nhóm, giải quyết các vấn đề về sáng tạo, trao quyền, phát triển cá nhân, có một mạng lưới các chuyên gia tuyệt vời, có một mức lương tốt, và một lối sống hạnh phúc, hãy thực hiện bước đầu tiên là tạo một tài khoản trên trang AgileCareers.com.

Sau đó, tiến hành một bước xa hơn bằng cách gửi hồ sơ của bạn; hãy để các nhà tuyển dụng Agile chỉ tìm thấy bạn trên mục dành riêng cho nghề nghiệp và chuyên gia về Agile.

Nguồn: membership.scrumalliance.org – Dịch: Nguyễn Việt Khoa.

[sharify]
pragmatic-scrum-sep2016
[vivafbcomment]