Năm 2011, Marc Andreessen đã viết một bài luận nổi tiếng có tựa đề “Tại sao phần mềm đang nuốt chửng cả thế giới” đăng trên Nhật báo Phố Wall, đưa đến một nhận định rằng “mọi công ty đều cần trở thành công ty phần mềm.” (Năm 2016, Jeetu Patel đã cập nhật tình hình rằng: “Phần mềm vẫn đang xâm chiếm cả thế giới.”)
Theo một cách nào đó, bài báo năm 2011 của Andreessen là những dự báo quan trọng. Thời điểm 2011, các công ty công nghệ bị xem nhẹ ở phố Wall. Andreessen đã nói với “cư dân” phố Wall rằng: “Hãy Lưu ý! Những công ty này có giá trị hơn bạn nghĩ đấy!” Và toàn phố Wall đã lắng nghe điều đó. Năm 2018, năm công ty lớn nhất trên thế giới theo vốn hóa thị trường là các công ty IT: Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft.
Nhưng điều đó đã chỉ ra rằng Andreessen chỉ đúng một nửa. Không phải tất cả phần mềm đều đang xâm chiếm thế giới: General Electric đã trình diễn một màn ngoạn mục: Công ty này đã đầu tư rất lớn vào phần mềm và gánh hậu quả. Sau 5 năm, CEO và bộ máy quản lý cấp cao của ông ta bị sa thải. Tình trạng tương tự đang đang diễn ra tại Intel, P&G và HP.
Điều đó chỉ ra rằng không chỉ phần mềm đang nuốt chửng thế giới. Các công ty đã rất vất vả để nhận ra rằng làm phần mềm đòi hỏi một cách thức vận hành tổ chức khác để thành công. Họ phải linh hoạt để có khả năng thích ứng, có thể điều chỉnh được ngay để đáp ứng sự dịch chuyển bất thường của thị trường, được định hướng bởi khách hàng. Kiểu quản lý này đã và đang vượt ra ngoài khả năng của các ông lớn ì ạch trong ngành công nghiệp thế kỷ 20. Đó là những công ty mà thực sự Agile muốn nuốt chửng cả thế giới (cho dù họ có tự gọi mình dưới mác “Agile” hay không).
Trên thực tế, nhiều ông lớn công nghệ thành công không sử dụng thuật ngữ “Agile” để mô tả cách họ vận hành. Thay vào đó họ nói về “cách của Google” hoặc “nền văn hóa khởi nghiệp của chúng tôi.” Trong số 5 ông lớn, Microsoft là ngoại lệ trong việc thực hiện cam kết rõ ràng với “Agile”.
Tuy nhiên, dù được gắn với bất cứ cái mác gì, các công ty phần mềm thành công đều nhận thức được việc triển khai Agile – tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng, làm việc theo nhóm nhỏ trong các chu kỳ ngắn và tổ chức theo mô hình mạng lưới hơn là từ bộ máy quan liêu từ trên xuống. Đó là những công ty đầu tư vào phần mềm trong khi vẫn duy trì cách thức quản lí và cơ cấu tổ chức Top-Down của thế kỷ 20.
Kết quả là, thế giới đang bước vào một thời đại mới: thời đại của Agile. Một cuộc cách mạng không thể ngăn cản đang diễn ra trong xã hội chúng ta, ảnh hưởng đến hầu hết mọi người. Các công ty Agile đang kết nối mọi người và mọi thứ, mọi nơi, mọi lúc. Họ có khả năng cung cấp giá trị ngay lập tức, rõ ràng và linh hoạt trên quy mô lớn. Họ đang tạo ra một thế giới trong đó con người, sự hiểu biết và tiền bạc tương tác nhanh chóng, dễ dàng và rẻ. Đối với một số doanh nghiệp, cuộc cách mạng này phát triển và rực rỡ . Với một số doanh nghiệp khác đó là thời kì tối tăm và hăm doạ.
Những ví dụ nổi bật về cách thức mới trong vận hành tổ chức rõ ràng ở khắp mọi nơi. Không chỉ ở tại 5 công ty công nghệ lớn nhất theo vốn hóa thị trường: Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft, mà còn tại các công ty khác như Airbnb, Etsy, Lyft, Menlo Innovations, Saab, Samsung, Spotify, Tesla, Uber và Warby Parker. Tại cùng thời điểm, việc vươn lên của một vài công ty là giết chết các công ty khác, bởi vì thị trường lớn và công kềnh dẫn đến việc quan liêu bỏ lỡ những chuyển đổi trong cuộc chơi trước và sau ngành công nghiệp.
Đơn giản là, Agile, (không chỉ đối với phần mềm) đang nuốt chửng cả thế giới. Như lẽ thường, bất kỳ thay đổi xã hội với quy mô lớn nào đều có mặt tốt và mặt xấu. Hãy bắt đầu với những điểm tốt.
Điểm tốt # 1: Khách hàng hưởng lợi
Các công ty đang thắng thế là những công ty cung cấp giá trị ngay lập tức, gần gũi và linh hoạt cho khách hàng… Một thế giới mà ở đó con người, sự hiểu biết và tiền bạc tương tác nhanh chóng, dễ dàng và rẻ là một thế giới có sự biến đổi trong cuộc sống của con người – mọi thứ đều trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Thật khó cho những người trẻ tuổi ngày nay tưởng tượng ra thế giới cách đây chỉ ba mươi năm. Làm thế nào để con người “tồn tại” được khi không có điện thoại di động và không có Internet? Nghe như thời kỳ đồ đá, giống như thế giới trước khi bánh xe được phát minh.
Điểm tốt # 2: Việc chấm dứt chế độ nô lệ của tiền lương
Cùng với những lợi ích về sự thịnh vượng vật chất mà cuộc Cách mạng Công nghiệp từ cuối những năm 1700 trở đi liên tục tạo ra, rất dễ dàng để nhận thấy một thoả thuận ngầm: về bản chất, nhiều người đồng ý để bán bản thân mình làm nô lệ của tiền lương. Dù đúng hay sai, họ chấp nhận việc bị đối xử như những người nô lệ trong khi làm việc. Ở nơi làm việc, họ đã đồng ý tuân thủ mệnh lệnh, ngay cả khi những lệnh này hèn hạ, ngu xuẩn hoặc sai lầm, giống như ở trong chế độ nô lệ. Chắc chắn đã có một vài công việc thú vị ở đâu đó trong một vài tổ chức. Nhưng đó là những ngoại lệ. Những điều được coi là giá trị là sự tận tuỵ tuân theo các yêu cầu.
Vì vậy, mặc dù chế độ nô lệ đã được loại bỏ vào giữa thế kỷ 19, song nó vẫn tiếp tục duy trì ở nơi làm việc dưới các hình hài của nô lệ tiền lương, thậm chí có rất ít người sẵn sàng gọi tên nó ra. Sự miễn cưỡng phải đối mặt với thực tế xã hội này bắt nguồn từ một thực tế kinh tế là chế độ nô lệ tiền lương thực sự hữu ích: nó đã đem tới sự cải thiện lớn về vật chất cho phần lớn mọi người trong xã hội, ít nhất đối với hầu hết các nước phát triển. Thực tế rằng nó đã dẫn đến việc tồn tại một sự hấp dẫn về mặt tâm linh với phần lớn con người như mặt trái đáng tiếc của sự “tiến bộ”
Nô lệ tiền lương là một mô hình kinh tế, do vậy đã liên tục kéo dài từ cuối thế kỷ 18 cho đến cuối thế kỷ 20. Sau đó, có điều gì đó “sai sai”. Nô lệ tiền lương không thể cung cấp những gì nền kinh tế bây giờ cần thiết. Trong thời kỳ thị trường bị tác động bởi toàn cầu hóa, bãi bỏ quy định, thời đại của công việc áp dụng kiến thức và công nghệ mới, các công ty bây giờ đòi hỏi sáng kiến, đổi mới, cam kết, mau lẹ, và đam mê – điều ngược lại với nô lệ tiền lương.
Kết quả là, một cách quản lý mới đã ra đời để quản lý lao động mới kiểu này. Một số nơi gọi đó là vận hành tổ chức kiểu “Agile”. Một số sử dụng các cách gọi khác. Nhưng cho dù có gọi là gì đi nữa, nó không chỉ dừng lại là một quy trình mới. Đó là một cách thức khác biệt căn bản trong việc vận hành các tổ chức. Đó là cách vận hành hiệu quả hơn về kinh tế. Và nó mang lại lợi ích tiềm năng vô tận cho tinh thần con người. Nó có thể tạo ra những nơi làm việc cho phép con người đóng góp toàn bộ tài năng của họ cho bất cứ thứ gì đáng giá và tạo nên giá trị cho những người khác.
Sự chấm dứt chế độ nô lệ trong lĩnh vực chính trị là một sự kiện lớn. Sự chấm dứt chế độ nô lệ tiền lương ở nơi làm việc cũng là một vấn đề lớn không kém.
The Bad News: A New, Darker Gilded Age
Tin xấu là: Một kỷ nguyên mới, đen tối hơn
Tuy nhiên, giống như bất kì thay đổi xã hội phạm vi lớn nào khác, cũng có những nhược điểm. Ông David Dayen đã đưa ra một bản tóm tắt các vấn đề này trong một bài báo sâu sắc trên American Prospect, “Công nghệ lớn: Chủ nghĩa tư bản ăn cướp mới” (Big Tech: The New Predatory Capitalism). Ông cho rằng “Những gã khổng lồ công nghệ đang đe doạ đến dân chủ, riêng tư, và sự cạnh tranh” và chất vấn rằng : “Họ có thể bị phá sản hay không? ”
Do đó, những kẻ thành công tin tưởng vào công nghệ và Agile đã thành công đến mức mà ngày nay họ bị cho là sự đe dọa đến một xã hội tự do. Theo một cách gần giống vậy, những thay đổi cần thiết được tạo ra là các công ty công nghiệp lớn vào cuối thế kỷ 19 (tàu hỏa, dầu khí, sắt) đã trở thành mối đe dọa cho xã hội và bị xóa bỏ bởi những người chống lại các thỏa thuận bất chính giữa các doanh nghiệp như Tổng thống Theodore Roosevelt. Một kịch bản tương tự cần phải xảy ra với các công ty CNTT lớn. Đó là công việc dành cho các cơ quan công quyền. Bài báo của Dayen cũng dự đoán về kịch bản này. Đúng vậy, thật khó để nhìn thấy tất cả những điều này sẽ xảy ra trong môi trường chính trị như thế nào. Nhưng nó là tất yếu phải xảy ra nếu muốn một xã hội tự do tồn tại.
Sự cần thiết ngày nay: Đi theo Agile
Đối với các hãng xưởng, cơ sở kinh doanh tư nhân, ngồi chờ đợi chủ nghĩa chống độc quyền không phải là một giải pháp. Việc tiếp tục cách thức quản lí và cơ cấu tổ chức của những gã khổng lồ của thế kỷ 20 sẽ không làm giảm bớt khả năng họ có thể làm được điều gì, nhất là khi bị so sánh. Để tồn tại, phát triển độc lập, các công ty ngày nay phải học cách nắm bắt thực tế kinh doanh mới: họ đang bước vào kỉ nguyên của Agile.