Kinh nghiệm Linh hoạt hóa từ JoomlArt

Năm 2012, khi mà Agile đánh dấu sự thâm nhập vào Việt Nam được hơn 1 năm thì tại Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện một vài công ty gặt hái được nhiều thành công với các phương pháp này. HanoiScrum đã có cuộc phỏng vấn nhanh với anh Vũ Trí Nhân, Giám đốc JoomlArt tại Tp. Hồ Chí Minh, anh cũng là một trong những người đặt viên gạch đầu tiên cho cộng đồng AgileVietnam.org hiện nay. Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi anh Dương Trọng Tấn, co-founder của HanoiScrum. Sau đây là nội dung của cuộc trò chuyện này.

 

VuTriNhanLần này chúng ta cùng Dương Trọng Tấn gặp gỡ anh Vũ Trí Nhân, Giám đốc chi nhánh JoomlArt! tại Tp. Hồ Chí Minh để nghe anh chia sẻ về các kinh nghiệm trong quá trình linh hoạt hóa tổ chức của mình. Nhân cũng là một trong những người tiên phong trong việc thúc đẩy sự phát triển agile và Scrum tại Việt Nam thông qua việc tổ chức sự kiện, workshop và tổ chức các khóa học Scrum tại Việt Nam.

Tấn: Chào anh, xin anh cho biết anh đã làm việc với agile được bao lâu?

Nhân: một năm rưỡi.

Tấn: Từ đó đến nay, bản thân anh đã có những chuyển biến như thế nào trong tư duy (thinking) và thực hành (practice)?

Nhân: Về mặt tư duy: cho phép mình và người khác phạm lỗi; về hành động: không cần thiết phải biết tất cả thông tin để bắt đầu công việc

Tấn: Công ty của anh hiện tại đã trở nên agile hay áp dụng phương pháp agile như thế nào?

Nhân: Đây là một câu hỏi khó bởi vì công ty tôi vẫn chưa phải là linh hoạt (agile). Chúng tôi vẫn đang trên con đường tiến tới agile.

Công ty tôi bắt đầu mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài và cố gắng để áp dụng Scrum. Đó là đầu năm 2011 và chúng tôi đã thất bại. Tháng 5 năm 2011, tôi bắt đầu làm việc cho công ty. Vào thời điểm đó, hầu hết mọi người đều đã có sự nhận thức không đúng về agile và Scrum. Do đó tôi bắt đầu giải thích cho ban lãnh đạo những ý tưởng căn bản của Scrum và mục đích của nó mà không đi vào chi tiết.

Tôi bắt đầu hướng dẫn hai người để họ có thể tổ chức các cuộc họp,đặc biệt là Retrospective. Chúng tôi cũng thực hiện ngay stand-up meeting cùng với việc sử dụng bảng Kanban. Sau hai tháng tìm hiểu công việc và sản phẩm của công ty, tôi mới nghĩ kĩ xem làm thế nào để ứng dụng agile và Scrum. Do dự án không quá phức tạp và do đó vẫn không chắc chắn nếu như Scrum là cách tiếp cận đúng hay không. Có thể là Scrumban.

Tấn: Vậy các nhân viên cảm thấy như thế nào về sự chuyển đổi này? Họ có cảm thấy thực sự hài lòng không?

Nhân: Đầu tiên họ không hiểu nhiều về nó do đó cần phải kiên nhẫn và giải thích lại cho họ về phương pháp này. Nếu vẫn chưa rõ ràng cần phải giải thích tiếp. Sau vài lần như thế, họ cảm thấy được những ưu điểm và bắt đầu thích ứng với nó. Dù vậy vẫn còn những người không hiểu được ý nghĩa cốt lõi của agile.

Tấn: Làm thế nào anh “bơm” những ý tưởng đó vào những cái đầu bướng bỉnh như thế?

Nhân: Điều hiển nhiên là nếu họ thất bại và phạm sai lầm hết lần này tới lần khác thì kết quả sẽ không tốt.Thực tế không cần phải “nhồi” cái gì vào đầu họ cả, cứ để họ cảm nhận sự thất bại, cho họ “nếm mùi đau khổ” để họ thấy cách làm của họ không phải là cách tốt nhất và cần có sự thay đổi.

Tấn: Anh thấy việc nào là khó khăn nhất khi giúp mọi người hiểu và bắt đầu sử dụng agile như là một phương pháp làm việc?

Nhân: Đó là khi phải giải thích “agile” nghĩa là gì.

Tấn: anh đã làm việc đó như thế nào?

Nhân: Đầu tiên, mỗi sáng tôi đọc to một dòng trong bản tuyên ngôn agile bằng tiếng Anh; hỏi xem họ hiểu thế nào, sau đó đọc lại bằng tiếng Việt. Cứ như thế trong vòng một tuần. Sau đó cũng áp dụng hệt như trên đối với sách “Căn bản Scrum” (Scrum Primer). Đọc và thảo luận khoảng 15 phút cho mỗi buổi sáng trong vòng 2 tháng thì sẽ hiểu về agile.

Tấn: Tôi nghĩ là anh đã tạo được một môi trường học tập cho công ty của anh để mọi người có thể học hỏi tích cực hơn?

Nhân: Có thể tôi đã làm được điều đó.

Tấn: Ở cấp độ công ty, việc học tập và nghiên cứu có quan trọng đối với công ty hay không?

Nhân: Đó là điều cốt lõi không chỉ đối với tổ chức như chúng tôi mà nhiều tổ chức khác nữa. “Anh có thể copy bất cứ ý tưởng kinh doanh nào nhưng anh không thể copy một tổ chức”. Đó là cái mà tôi học được từ Bas Vodde và Scrum.

Tấn: Vậy cá nhân anh học được gì từ khi anh “sống” với agile?

Nhân: Đó là lặp lại liên tục và thực hành thường xuyên giống như thể là học võ vậy. Tôi vẫn chưa thực sự giỏi về Scrum nên cần thực hành liên tục.

Những kết quả quan trọng đạt được từ khi công ty anh sử dụng scrum?

Nhân: Giảm thiểu làm việc quá giờ, truyền thông tốt hơn giữa các phòng ban và các vấn đề đã được giải quyết. Mọi người thì phải lên kế hoạch làm việc cho riêng họ.

Tấn: Còn chất lượng sản phẩm thì sao? Tốt hơn hay tồi hơn?

Nhân: Điều đó khó mà trả lời được. Từ hồi tháng Mười, tôi có yêu cầu một người theo dõi các lỗi (bug) và gộp chúng lại đối với các sản phẩm. Và kết quả là các lỗi có xu hướng giảm dần. Ngoài ra, lượng tiền mà chúng tôi trả lại cho người dùng năm 2011 so với năm 2010 cũng có xu hướng giảm dần.

Ngoài ra, chúng tôi có một số thước đo (metric) cho việc này. Tuy nhiên, chất lượng vẫn còn là một vấn đề. Chúng tôi cần nỗ lực nhiều hơn để cải thiện chất lượng. Một điều quan trọng nữa đó là phải bắt đầu thực hiện việc đánh giá được công việc mình làm.

Tấn: Nhưng làm thế nào Scrum có thể thay đổi cách tiếp cận của nhân viên hay là tư duy của họ?

Nhân: Cách duy nhất đó là thực hành. Nếu anh thực hiện các cuộc họp Sơ kết (Review) và Cải tiến (Retrospective) các cuộc họp, anh đang đối mặt với kết quả từ công việc của chính anh. Và nếu như kết quả tồi tệ và anh tiếp tục phạm sai lầm, thế thì anh có phải là một lập trình viên giỏi hay không?

Tấn: tôi có thể thấy là anh đánh giá việc Họp Cải tiến (Retrospective meeting) là kĩ thuật quan trọng nhất trong Scrum?

Nhân: Chắc chắn rồi.

Tấn: Thế còn stand-up meeting thì sao?

Nhân: Tất cả đều quan trọng nhưng Retrospective là quan trọng nhất.

Tấn: Anh có thể chia sẻ dự định tiếp theo của anh là gì không?

Nhân: Tôi muốn mình là Scrum Master ít hơn, và không cần thiết nhắc nhở mọi người nhiều. Đó là mục tiêu lớn nhất của tôi.

Tấn: Anh còn điều gì muốn chia sẻ cho chúng tôi?

Nhân: “Tiên trách kỉ hậu trách Scrum”. Hãy tự nhận sai lầm về bạn trước khi đổ lỗi cho Scrum nếu Scrum không hiệu quả.

Tấn: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho chúng tôi.

Thông tin thêm:

Công ty Giải Pháp J.O.O.M là một trong những công ty hàng đầu về thiết kế & phát triển các ứng dụng web nổi tiếng với 2 thương hiệu.

JoomlArt.com – Là một trong những nhà cung cấp trực tuyến hàng đầu các thiết kế và ứng dụng web chuyên nghiệp chất lượng cao sử dụng nền tảng Joomla, Magento Drupal. Số lượng thành viên đăng ký qua kênh phân phối trực tiếp đã lên tới 215,259.

Joomlancers.com – Là nơi cung cấp dịch vụ đấu thầu trực tuyến đáng tin cậy cho các dự án công nghệ thông tin dùng mã nguồn mở với hơn 108.072 chuyên gia phần mềm chuyên nghiệp và các nhà thầu là thành viên đăng ký.

HanoiScrum.

[sharify] [vivafbcomment]