Agile trong gia đình, tại sao không?

Khi mọi người nói tới Agile, người ta nói về công việc và thường là nhiều về phát triển phần mềm. Như một người có nhiều kinh nghiệm áp dụng Agile vào những lĩnh vực khác nhau như giáo dục và quản lý doanh nghiệp, tôi cũng áp dụng nhiều điểm của Agile vào trong sinh hoạt gia đình.

Ở những gia đình hạt nhân, đặc biệt làm nghề IT, các bố mẹ trẻ có xu hướng bận rộn, thường tan sở muộn, sau đó còn những hoạt động khác như ăn uống với bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng, thậm chí mang cả việc về nhà. Con cái không có nhiều cơ hội được nói chuyện, chơi với bố mẹ, chúng thường ở với ông bà hoặc người giúp việc cả ngày. Việc này để lại hậu quả nghiêm trọng. Ngày càng có nhiều trẻ bị tự kỷ, các vấn đề tâm lý và tinh thần. Thời gian các cặp vợ chồng dành cho nhau cũng ít. Sự chia sẻ và tình cảm cũng bị ảnh hưởng.

Agile nhấn mạnh sự tương tác giữa các thành viên. Trong gia đình, chúng tôi luôn cố gắng để có thời gian để tương tác với nhau nhiều nhất có thể. Sách báo nói rất nhiều về tầm quan trọng của các bữa ăn tối với gia đình. Nhưng do đặc điểm công việc, chúng tôi ít khi ăn tối được với nhau, vậy chúng tôi thích ứng bằng giải pháp là bữa sáng. Khi vợ tôi phải đi làm sớm, tôi cũng cố dậy sớm hơn chút để có thể ăn sáng cùng nhau và ngược lại. Khi đi làm về muộn, chúng tôi ít nhất cũng cố nán lại để có thể chia sẻ với nhau thay vì đi ngủ hoặc là tiếp tục làm việc cá nhân. Khi cả nhà cùng ngồi với nhau, chúng tôi ít khi xem TV hoặc sử dụng các thiết bị điện tử mà sẽ chơi cùng một trò, làm cùng việc hoặc nói chuyện với nhau.

agile4fam

Gia đình tôi sử dụng Daily Scrum (Scrum Hằng ngày). Dĩ nhiên không sử dụng những câu hỏi chuẩn như “Hướng dẫn Scrum” định nghĩa:

  • Bạn đã làm được gì từ hôm qua tới nay?
  • Bạn sẽ làm gì hôm nay?
  • Bạn gặp khó khăn gì?

Mà nó cần được đưa vào ngữ cảnh để tự nhiên hơn. Ví dụ như buổi trưa tôi gọi điện thoại cho vợ đang dẫn khách đi tham quan, thì câu hỏi thường là:

  • Đã thăm được những điểm nào rồi? (Việc đã làm)
  • Chiều đi đâu nữa? (Việc sẽ làm)
  • Khách thế nào em? Có vui không? (Khó khăn)

Còn khi hai mẹ con ở nhà thì câu hỏi là:

  • Hai mẹ con làm gì rồi? hoặc hai mẹ con đang làm gì thế?
  • Giờ đi chơi đâu?
  • Vui không?

Với cách này chúng tôi luôn đồng bộ mọi thứ với nhau và có thể hỗ trợ nhau tốt hơn. Chúng tôi cũng đang đưa checklist vào những việc khác trong gia đình.

Với những hoạt động trên, chúng tôi đang thực hiện bước thanh tra là một trong ba “chân” của khung làm việc Scrum.

Để chia sẻ thông tin của mỗi thành viên trong gia đình, chúng tôi luôn tạo cơ hội trao đổi, nói chuyện với nhau. Ai cũng có việc “nhạy cảm” mà có lẽ người còn lại không biết thì hơn. Nhưng chúng tôi không nghĩ thế, dù chuyện đó có nhạy cảm hay không. Người xưa có câu “mất lòng trước, được lòng sau”. Khi minh bạch về tiền bạc, bạn bè, gia đình, công việc sẽ giúp chúng tôi có thể ra quyết định tốt hơn. Minh bạch cũng là một trong 3 “chân” của Scrum.

Xã hội thường xuyên thay đổi khó lường và cuộc sống gia đình cũng vậy. Những kế hoạch dài hạn thường không thể thực thi, có thể tạo ra nhiều lãng phí và rủi ro. Chúng tôi định hướng cho mọi việc và lên kế hoạch chi tiết cho những việc sắp thực hiện và sớm đạt được kết quả. Ở đây tôi lấy việc chuẩn bị Tết làm một ví dụ. Chúng tôi liệt kê những hạng mục lớn cần chuẩn bị trước Tết 1 tháng. Sau đó, chúng tôi hoàn tất dần từng hạng mục. Sau mỗi tuần, chúng tôi làm xong một vài hạng mục. Sau đó chúng tôi tham khảo thêm người thân, bạn bè, và bổ sung một số hạng mục vào đó. Với cách làm này, chúng tôi thấy ít khi bị gấp gáp và loại bỏ được nhiều lãng phí. Cái này gọi là lập kế hoạch thích ứng hoặc là thích nghi. “Chân” còn lại của Scrum chính là Thích nghi.

Trong gia đình tôi, không ai là chủ và “siêu nhân”, người chỉ cho mọi người cách làm mọi việc. Với mỗi việc “lớn” chúng tôi bàn bạc với nhau. Sau đó cách làm cũng như mọi tiến độ thì người thực thi tự chủ. Với con tôi cũng thế, dù cháu còn rất nhỏ, nhưng với những thứ nhỏ đó cháu rất muốn làm, chúng tôi cũng tạo điều kiện để cháu có thể làm dù thành công hay không. Điều này chúng tôi nghĩ sẽ giúp cho cháu hình thành tính tự chủ và chủ động hơn rất nhiều. Tôn trọng cá nhân là một điểm mấu chốt của Agile.

Ban đầu của tôi là người rất bừa bộn. Nhưng rõ ràng việc này không giúp tôi có thể tìm mọi thứ một cách nhanh chóng khi cần thiết. Mọi người trong nhà tôi có xu hương giữ lại mọi đồ đạc dù không dùng tiếp nữa. Do đó để giúp công việc trở lên nhanh chóng, chúng tôi luôn thực hiện rà soát và dọn dẹp, làm đến đâu gọn gàng tới đó. Trong một số tình huống, nếu không thể gọn gàng, thì ngay sau đó chúng tôi phải sắp xếp lại (tái cấu trúc). Duy trì tính linh hoạt và chất lượng trong công việc là một điểm quan trọng trong Agile.

Công việc của chúng ta sẽ biến đổi không ngừng cùng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội, môi trường làm việc. Vậy giá trị cốt lõi là khả năng thích ứng trong công việc của mỗi thành viên, chứ không phải là những thành công hiện tại. Chúng tôi đề cao nhất việc có sức khoẻ tốt về mặt tinh thần, trí tuệ, cảm xúc và sức khoẻ để có thể thích ứng với những thay đổi của xã hội. Trong Agile, mọi thứ được xây dựng xung quanh các cá nhân khoẻ, do đó một nhóm tốt là nhóm mà ở đó mỗi thành viên có sức khoẻ tốt. Đây cũng là một điểm mà tôi học được từ Agile cho gia đình mình.

Trong hầu hết mọi hoàn cảnh, việc dùng “chúng ta” thay cho “tôi” giúp cho nhóm đi đến đích nhanh hơn. Trong gia đình tôi, không có việc nào giao cho ai cố định từ việc chăm sóc bố mẹ hay nuôi dạy con. Như vậy, khi có một việc gì đó cần phải thực hiện, chúng tôi luôn nhìn vào mục tiêu chung. Điều này giúp cho việc giao tiếp cũng hiệu quả hơn. Chúng tôi tránh được những lần tranh luận ai đúng, ai sai; việc này có giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu không? Thay vào đó chúng tôi thường xuyên trao đổi góp ý cho nhau về những việc nào tốt, việc nào cần thay đổi.

Tôi nghĩ rằng những gia đình có hoàn cảnh như tôi và đã áp dụng một điểm gì đó trong Agile là rất nhiều. Một video có nội dung áp dụng Agile để mang lại hạnh phúc cho gia định với tựa đề Agile Programming for your family trên TED đã có 1.2 triệu lượt xem có thể coi là một minh chứng. Trong video này, tác giả đã mô tả những ấn tượng và giá trị của buổi họp gia đình hằng ngày. Họ đã duy trì buổi gặp mặt này liên tục trong 8 năm và đứa trẻ trong gia đình đó rất trân trọng sự kiện này.

Việc thừa nhận cuộc sống gia đình là phức tạp từ đó áp dụng Agile đã là một giải pháp giúp chúng tôi thích nghi với cuộc sống luôn biến động và còn nhiều khó khăn.

Phạm Anh Đới

[ms_coursebox id=”” image=”http://hocvienagile.com/agilebreakfast/wp-content/uploads/sites/2/2015/11/Course-Image-final-01-300×169.jpg” title=”Hoàn thành mọi việc với Kanban” description=”Quản lý công việc sử dụng Kanban để nâng cao năng suất, hiệu quả, giảm stress…” link=”http://hocvienagile.com/agilemindset4u/” link_text=”” registration_link=”http://hocvienagile.com/dang-ky-khoa-hoc-hoan-thanh-moi-viec-voi-kanban/” brochure_link=”” rate=”” ]
[ms_coursebox id=”” image=”http://hocvienagile.com/agilebreakfast/wp-content/uploads/sites/2/2015/11/pragmatic-scrum-intro.jpg” title=”Pragmatic Scrum” description=”Bạn sẽ làm chủ cả lí thuyết và phương pháp vận dụng Scrum vào phát triển sản phẩm và quản trị dự án…” link=”http://hocvienagile.com/pragmatic-scrum” link_text=”” registration_link=”http://hocvienagile.com/dang-ky-khoa-hoc-pragmatic-scrum” brochure_link=”” rate=”” ]
[ms_coursebox id=”” image=”http://hocvienagile.com/agilebreakfast/wp-content/uploads/sites/2/2015/11/super_sm.png” title=”Certified ScrumMaster” description=”This is a two-day course aimed for software development teams, in order to help them gain an in-depth understanding of Agile and Scrum…” link=”http://hocvienagile.com/certified-scrum-master” link_text=”” registration_link=”http://hocvienagile.com/csm-register” brochure_link=”” rate=”” ]

phản hồi