Chuyển đổi số thực chất với cách tiếp cận Agile

Liệu có chút nghi ngờ nào khi nói chúng ta đã bước vào thời đại chuyển đổi số? Hơn 336.000.000 kết quả trả về khi tìm kiếm “Digital Transformation”. Hay gần 90% doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số ở các mức độ khác nhau (theo nghiên cứu của IDC). Đó là những con số biết nói nhưng có phải tất cả?

Doanh nghiệp có đang tự dối mình?

Hầu hết nỗ lực chuyển đổi của doanh nghiệp đều sử dụng biến thể khác nhau của một kịch bản. Bắt đầu từ tuyên bố của nhà điều hành, thông điệp chuyển đổi số được giải thích qua chiến dịch truyền thông. Tiếp đó, nhiều thứ có vẻ giống như sự biến đổi diễn ra: đầu tư một khoản tiền, mở một phòng nghiên cứu, các hội thảo công nghệ, phát hành một vài ứng dụng, v.v.

Lãnh đạo công ty thực sự có ý gì khi nói về chiến lược chuyển đổi số? Câu trả lời có vẻ phức tạp hơn bản kế hoạch 8 tháng để hoàn tất kịch bản trên. Bởi vậy, thay vì trả lời câu hỏi, tất cả tập trung vào nỗ lực thực hiện kịch bản và ăn mừng thành công.

Nhiều công ty xem chuyển đổi số như một dự án. Sau mỗi thành công được phóng đại, tổ chức tiếp tục tiến về phía trước với lỗ hổng do thiếu hụt những bài học từ thất bại.

Một sự thật đáng mỉa mai là có những công ty xây dựng văn hóa tập trung vào việc đạt được mục tiêu, không bao giờ chấp nhận thất bại. Hay có người điều hành thường tuyên bố chiến thắng ngay cả khi kết quả thực tế không phải vậy.

Đó là chưa kể những doanh nghiệp theo đuổi chuyển đổi số như một chiến dịch thương hiệu. Nó càng khiến những bài học thất bại bị lảng tránh. Không có chuyển đổi nào thực sự diễn ra, mô hình truyền thống vẫn duy trì, tổ chức nói dối chính nó và xây dựng sự tự tin trên nền tảng mơ hồ.

Chuyển đổi số không phải để trông có vẻ khác biệt

Làm thế nào để doanh nghiệp chuyển tài sản trí tuệ, trải nghiệm khách hàng và thương hiệu đã tạo dựng sang một thế hệ mới? Hóa ra nó khó khăn hơn vẻ ngoài rất nhiều.

Theo nghiên cứu từ McKinsey, chỉ có 6% lãnh đạo hài lòng và chỉ 16% doanh nghiệp thành công với việc chuyển đổi số. Nó đòi hỏi sự dũng cảm, chấp nhận rủi ro, ra khỏi vùng an toàn để nhìn xa hơn và thay đổi cách vận hành truyền thống.

Chuyển đổi số bao trùm toàn bộ doanh nghiệp. Từ công nghệ được sử dụng đến sản phẩm bán ra, từ thúc đẩy đội ngũ đến phát triển đối tác và khách hàng. Chuyển đổi số không chỉ là phát minh, càng không phải một dự án, đó là một quá trình biến đổi.

Nhiều công ty xem chuyển đổi số là sáng kiến về ​​công nghệ. Nhưng những gì cần thiết cho chuyển đổi số thành công là sự kết hợp giữa tập trung vào con người và tích hợp công nghệ mới. Cần có sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty để mọi người háo hức dự đoán, mong muốn thúc đẩy và không bị đe dọa bởi sự đổi mới.

Chìa khóa để chuyển đổi số không nằm ở những máy tính mạnh hơn, mà chủ yếu là thay đổi thái độ của con người và quy trình của tổ chức. Thay vì những biểu hiện cổ hủ về đạo đức, công ty phải tìm ra mục đích lớn hơn là tại sao công ty tồn tại và đặt mục tiêu tham vọng.

Chuyển đổi số thực chất với cách tiếp cận Agile


Khóa học Agile Project Management dành cho cán bộ quản lý của Viettel tổ chức tại Học viện Agile

Với môi trường kinh doanh bất định, cốt lõi của nỗ lực chuyển đổi số đầy tham vọng là tổ chức phải chấp nhận thất bại và thất bại thật nhanh để thu về kiến thức. Đó cũng là cách mà Agile đang vượt ra khỏi bộ phận IT để chạm vào việc điều hành công ty ở mọi bộ phận thông qua vòng lặp và phản hồi liên tục.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thành công trong chuyển đổi Agile cũng đi đầu trong chuyển đổi số. Khi Amazon, Facebook, Google hay Airbnb, Tesla, Uber vươn lên cùng Agile thì không ít công ty đã tụt dốc vì cồng kềnh và chậm thay đổi.

Du nhập vào Việt Nam từ năm 2007 bởi nhóm chuyên gia của Học viện Agile, phương pháp Agile đã được nhiều tên tuổi lớn như FPT, Viettel, VNG hay những doanh nghiệp mới khởi sự áp dụng để thực hiện những chuyển đổi quan trọng.

Từ kinh nghiệm đào tạo và tư vấn Agile cho hơn 200 doanh nghiệp tại Việt Nam, Học viện Agile ước tính việc chuyển đổi sang Agile có thể giúp tỉ lệ thành công của các dự án sáng tạo tăng gấp ba lần.

Thực sự chấp nhận triết lý Agile để chuyển đổi đòi hỏi phải thay đổi tư duy truyền thống về sự thất bại. Các công ty cần phải rút ra được càng nhiều bài học càng tốt thay vì trừng phạt thất bại. Do chuyển đổi được chia thành các giai đoạn ngắn và phản hồi liên tục, công ty có thể sớm nhận ra khi nào mục tiêu kinh doanh đạt được hay không và thích nghi nhanh chóng để giải quyết vấn đề.

Rõ ràng, các công ty không chấp nhận được sự thất bại của cả quá trình chuyển đổi. Nhưng nếu khách quan và trung thực về sự thành bại ở từng giai đoạn, thì cơ hội thành công cả quá trình sẽ lớn hơn.

phản hồi