Những kĩ năng cần thiết của các nhà lãnh đạo trong thế kỷ 21 (phần 1)

Để xây dựng và lãnh đạo một tổ chức Agile sẽ phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo cấp cao tự thân thay đổi thông qua việc phát triển tư duy và các kỹ năng mới, từ đó thay đổi các nhóm và sau cùng là tới tổ chức.

Đối với nhiều tổ chức, việc sống sót và phát triển mạnh trong môi trường ngày nay phụ thuộc vào việc thực hiện một chuyển đổi cơ bản để có thể trở nên linh hoạt hơn. Những tổ chức đã thực hiện quá trình chuyển đổi thành công đang đạt được hiệu suất đáng kể và cải thiện sức mạnh trên nhiều mặt: sự tăng trưởng, lợi nhuận, sự hài lòng của khách hàng và sự cam kết của nhân viên.

Hơn bất kỳ yếu tố nào khác, chìa khóa cho sự chuyển đổi Agile thành công dành cho các nhà lãnh đạo, đặc biệt là các nhà lãnh đạo cấp cao trong việc phát triển các kỹ năng và tư duy mới.

Câu chuyện Agile 

Trước khi chúng tôi đi sâu hơn vào vấn đề, sẽ tốt hơn nếu có một cái nhìn rộng về Agile và đặc biệt là những gì làm cho các tổ chức Agile khác biệt với các tổ chức truyền thống.

Đặc điểm của các tổ chức truyền thống và tổ chức Agile

Nói một cách đơn giản, mô hình tổ chức truyền thống phổ biến nhất phát triển chủ yếu dựa trên sự ổn định trong một môi trường đã biết rõ. Nó dựa trên ý tưởng coi một tổ chức như một cỗ máy, với hệ thống phân cấp theo cấu trúc tĩnh, tách biệt, hoạt động thông qua quy hoạch và kiểm soát tuyến tính để thực hiện một hoặc chỉ một vài mô hình kinh doanh.

Các tổ chức Agile mặt khác được xem như cơ quan sống, đã phát triển khả năng vươn lên mạnh mẽ trong một môi trường không thể đoán trước và thay đổi nhanh chóng. Các tổ chức này đều ổn định và năng động.

Họ tập trung vào khách hàng, thích nghi một cách trôi chảy với những thay đổi môi trường, cởi mở, bao quát và không phân cấp; họ phát triển liên tục đồng thời nắm bắt được những gì không chắc chắn và mơ hồ. Chúng tôi tin rằng các tổ chức như vậy được trang bị cho tương lai tốt hơn nhiều so với các tổ chức truyền thống.

Mặc dù có nhiều hình thức linh hoạt khác nhau của doanh nghiệp, họ chia sẻ một số đặc điểm tương đồng nổi bật. Chúng tôi đã xác định và liệt kê những điều này trong một bài viết liên quan, “Năm đặc tính của các tổ chức Agile.”

Lãnh đạo trong các tổ chức Agile

Về cơ bản các tổ chức Agile mới đòi hỏi một kiểu lãnh đạo khác. Nghiên cứu gần đây xác nhận rằng khả năng lãnh đạo và cách định hình văn hóa thông qua lãnh đạo là những rào cản lớn nhất đối với sự chuyển đổi thành công và những người tạo ra sự biến đổi đó.

Do đó, các tổ chức phải bắt đầu bằng cách vừa mở rộng vừa tự vượt qua các năng lực đã khiến các nhà lãnh đạo của họ thành công trong quá khứ. Các nhà lãnh đạo cần có ba kĩ năng mới để có thể chuyển đổi Agile.

Đầu tiên, họ phải tự thay đổi để phát triển các tư duy và hành vi cá nhân mới. Thứ hai, họ cần phải biến đổi các nhóm của họ để làm việc theo những cách mới. Thứ ba, đặc biệt cần thiết trong khả năng chuyển đổi của tổ chức là việc xây dựng sự linh hoạt trong cấu trúc và văn hóa của toàn doanh nghiệp.

Biến đổi bản thân

Để thay đổi hoàn toàn bản thân, một số bước sau sẽ cần thiết và các nhà lãnh đạo sẽ cần thực hiện những thay đổi này một cách có kỷ luật.

Chuyển từ tư duy phản ứng sang tư duy sáng tạo

Thay đổi tư duy hoặc điều chỉnh nó phù hợp bối cảnh mới, không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng việc phát triển sự linh hoạt bên trong này là điều cần thiết trong việc giải phóng tiềm năng của chúng ta để dẫn dắt một sự biến đổi Agile.

Tư duy phản ứng hay xã hội hóa là một cách trải nghiệm thế giới bên ngoài dựa trên phản ứng của ta với hoàn cảnh và với người khác. Tư duy sáng tạo hoặc tự làm chủ là một cách trải nghiệm thế giới từ trong ra ngoài dựa trên việc tạo ra thực tế của chính mình thông qua việc khai thác bản thân, niềm đam mê và mục đích cốt lõi của chúng ta.

Nghiên cứu cho thấy hầu hết người trưởng thành dành phần lớn thời gian cho các hoạt động “phản ứng”, đặc biệt là khi bị thách thức và do đó, các tổ chức truyền thống được thiết kế để chạy theo phong cách “phản ứng”. Tuy nhiên, để xây dựng và lãnh đạo các tổ chức Agile, các nhà lãnh đạo phải thực hiện thay đổi cá nhân, biến mình thành tư duy “sáng tạo”.

Có ba sự thay đổi từ tư duy phản ứng đến tư duy sáng tạo cơ bản mà chúng tôi thấy rất quan trọng để thúc đẩy văn hóa đổi mới, hợp tác và tạo ra giá trị trung tâm của các tổ chức agile:

• Từ sự ổn định đến việc khám phá: thúc đẩy sự đổi mới

Một tư duy ổn định là việc bạn luôn trong tầm kiểm soát, cố gắng để không thất bại hay lặp lại những việc đã xảy ra. Ngày nay, các nhà lãnh đạo cần chuyển sang một tư duy khám phá sáng tạo, đó là chơi để giành chiến thắng, tìm kiếm sự đa dạng trong suy nghĩ, thúc đẩy sự va chạm sáng tạo, chấp nhận rủi ro và thử nghiệm.

• Từ chuyên quyền đến đối tác: thúc đẩy sự hợp tác

Thiết kế của tổ chức truyền thống có xu hướng nhắm tới các hệ thống phân cấp tách biệt có trật tự dựa trên tư duy phản ứng về thẩm quyền. Mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo và các nhóm là quan hệ cấp trên so với cấp dưới. Trong khi đó, được thiết kế để hợp tác, các tổ chức Agile sử dụng mạng lưới của các nhóm tự trị. Điều này đòi hỏi một tư duy hợp tác sáng tạo cơ bản, quản lý theo thỏa thuận dựa trên tự do, tin tưởng và trách nhiệm.

• Từ khan hiếm đến phong phú: thúc đẩy tạo ra giá trị

Trong thị trường ổn định, các tổ chức tối đa hóa cổ phần của họ dựa vào chi tiêu của khách hàng. Cách tiếp cận được – thua này phản ánh một tâm lý phản ứng về sự khan hiếm, dựa trên giả định rằng các cơ hội và nguồn lực hạn chế. Tuy nhiên, thị trường ngày nay phát triển liên tục và nhanh chóng. Để cung cấp được kết quả, các nhà lãnh đạo phải xem thị trường với một bộ óc sáng tạo dồi dào, nhận ra các nguồn lực và tiềm năng không giới hạn có sẵn cho các tổ chức của họ và cho phép lấy khách hàng làm trung tâm, đồng thời là khả năng tự làm chủ, sự hòa nhập và đồng sáng tạo.

Một cách tiếp cận kỷ luật

Mặc dù những thay đổi tư duy này có thể là mới và đòi hỏi một sự biến chuyển đáng kể để từ bỏ những niềm tin và mô thức cũ, chúng sẽ tạo thành một cách tiếp cận rất kỷ luật đối với lãnh đạo. Nhờ vào việc kế thừa tự chủ và tự do, lãnh đạo trong các tổ chức Agile xuất phát từ cách tiếp cận có tính kỷ luật với bản thân nghiêm ngặt, phục vụ mục đích và đam mê chứ không phải vì nỗi sợ bị trừng phạt.

Chuyển đổi các nhóm của bạn

Điều quan trọng tiếp theo là học cách giúp các nhóm làm việc theo những phương pháp mới và hiệu quả hơn.

Giúp nhóm làm việc theo cách linh hoạt

Làm thế nào các nhà lãnh đạo có thể giúp các nhóm làm việc theo những cách mới và linh hoạt hơn? Và cách làm việc mới này đòi hỏi gì ở các nhà lãnh đạo? Có ba yêu cầu thiết yếu về lãnh đạo cần tuân theo trong bất cứ mô hình làm việc agile nào.

Đầu tiên, các nhà lãnh đạo phải học cách xây dựng các nhóm nhỏ, đa dạng, được trao quyền tự chủ và có sự kết nối. Thứ hai, các nhà lãnh đạo phải cho phép và khuyến khích các nhóm Agile làm việc theo các chu kỳ nhanh nhằm cho phép họ cung cấp giá trị lớn, hiệu quả hơn, nhanh hơn. Thứ ba, các nhà lãnh đạo phải giữ cho các nhóm Agile tập trung vào khách hàng bên ngoài hoặc bên trong và tạo ra giá trị cho họ, bằng cách hiểu và giải quyết các nhu cầu chưa được đáp ứng và thậm chí có khả năng còn không được công nhận của khách hàng.

Còn tiếp…

phản hồi